Hướng dẫn cách sử dụng máy ép chậm đơn giản, an toàn

Nguyên lý hoạt động của máy ép chậm

Trong các gia đình hiện đại ngày nay máy ép chậm đang dần có mặt phổ biến và được sử dụng để tạo nên những ly nước ép tươi ngon, thơm mát hương vị tự nhiên và bổ dưỡng hàng ngày. Máy có khả năng ép kiệt nước các loại rau, củ, quả khác nhau mà vẫn giữ lại nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe, tăng cường đề kháng. Tuy nhiên làm sao để sử dụng thiết bị này đúng cách để máy hoạt động bền bỉ. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn cách sử dụng máy ép chậm với thao tác đơn giản dễ thực hiện và một số lưu ý trong quá trình trình sử dụng để đảm bảo máy hoạt dộng tốt, lâu dài.

Nguyên lý hoạt động của máy ép chậm

Máy ép chậm hoạt động dựa trên nguyên lý ép trái cây, rau củ quả bằng cách sử dụng động cơ tốc độ chậm và trục xoắn ốc. Khi bạn đưa hoa quả vào trong sẽ không tạo ra lực ly tâm, nước ép và bã sẽ được đẩy từ từ ra 2 đầu riêng biệt. Nhờ đó, nước ép sẽ mịn không dính gợn bã khi thưởng thức. Hơn nữa, trong quá trình ép máy không tạo ra nhiệt độ cao nên giữ lại được hàm lượng lớn vitamin và khoáng chất có trong nguyen liệu, tạo nên cốc nước ép sánh đạc, hương vị tươi ngon, không bị oxy hóa nhanh khi để lâu.

Nguyên lý hoạt động của máy ép chậm

Hướng dẫn cách sử dụng sử dụng máy ép chậm chi tiết

Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu

Việc đầu tiên bạn cần chuẩn bị nguyên liệu. Bạn nên chọn loại rau củ, trái cây tươi ngon, không bị hư hỏng. Rửa sạch nguyên liệu dưới vòi nước để loại bỏ bụi bẩn, hóa chất có thể tồn tại, thuốc trừ sâu còn dư lại bám trên bề mặt, giúp bảo vệ sức khỏe cho các thành viên trong gia đình bạn và tránh làm hư hỏng máy.
Với những loại trái cây kích thước lớn, vỏ dày như dưa hấu, cam, le, táo cần phải gọt vỏ và cắt nhỏ trước khi ép để có thể dễ dàng đưa vào trong máy và giúp thiết bị hoạt động trơn tru. Đối với rau dạng lá cần cắt nhỏ để tránh bị tắc nghẽn.

Bước  2: Lắp ráp máy và kiểm tra nguồn điện
Cần lắp các bộ phận của mát ép vào đúng vị trí để tránh các sự cố không muốn trong quá trình sử dụng. 

Lắp cối ép vào trong thân máy.
Lắp trục ép đặt chính giữa trục thân máy. 
Lắp cối lọc vào trong thân máy sao cho lỗ khí ở trên ngang với điểm chấm trắng.
Lắp ống tiếp nguyên liệu vào trong thân máy, tiến hành xoay theo chiều kim đồng hồ cho đến khi khớp với thân máy.
Lắp nắp đậy an toàn theo chiều kim đồng hồ.
Đặt thanh đẩy nguyên liệu vào bên trong ống tiếp nguyên liệu.
Để cốc chứa nước ép và bã ngay phía dưới vòi đảm bảo có thể hứng trọn, tránh trào ra ngoài.

lắp các bộ phận của máy ép chậm

Bước 3: Khởi động máy

Khi đã lắp ráp xong, bạn cần cắm điện và bật công tắc để khởi động máy chạy trong khoảng 3 giây.  Sau đó, chuẩn bị sẵn nguyên liệu để cho vào ép.
Chú ý lau tay thật khô trước khi rút phích cắm điện để đảm bảo an toàn, tránh bị giật điện.

Bước 4: Cho nguyên liệu vào máy và bắt đầu ép

Khi máy ép chậm đã khởi động bạn từ từ bỏ nguyên liệu vào trong ống nạp của máy.
Sử dụng thanh đẩy để đưa tất cả nguyên liệu xuống chỗ ép để di chuyển dễ dàng hơn.
Ấn nút để bắt đầu ép nguyên liệu.
Nếu nguyên liệu bị kẹt bạ hãy bấm nút xoay đảo ngược trục cho đến khi nguyên liệu được đẩy ra. Trường hợp kẹt đứng máy cần ngay lập tức tắt hoặc ngắt nguồn điện để tránh kẹt quá lâu dẫn đến làm hư hỏng động cơ.
Nước ép sẽ được chảy từ từ xuống khay đựng nước ép, phần bã sẽ được tự động đẩy ra ống thoát bã và ở trong khay chứa bã.

Cho nguyên liệu vào máy ép chậm và bắt đầu ép

Bước 5: Vệ sinh, bảo quản máy

Sau khi sử dụng, bạn cần vệ sinh máy ép chậm để làm sạch, tránh nấm mốc trong máy, giúp thiết bị hoạt động ổn định trong những lần sau, đồng thời kéo dài tuổi thọ của máy, 
+ Tháo các bộ phận trục vít, lưới lọc, ống đựng nước ép, khay chứa bã và vệ sinh chúng dưới vòi nước sạch
+ Có thể pha ít xà phòng rửa bát nhẹ để làm sạch các bộ phận của máy. Bạn cần chú ý rửa thật kỹ lưới lọc, khe khớp nối vì những khu vực này dễ bám lại bã nhất.

Bước 6: Lau khô và lắp ráp lại máy

Khi đã rửa sạch bạn cần dùng khăn sạch để lau thật khô các bộ phận của máy ép chậm trước khi lắp lại. Chú ú cất giữ máy ở những nơi khô thoáng tránh ẳm mốc làm hư hỏng máy.

Một số lưu ý khi sử dụng máy ép chậm

Để đảm bảo máy ép chậm có thể hoạt động bền bỉ và ổn định, kéo dài tuổi thọ, bạn cần lưu ý một số điểm sau khi sử dụng.
Không ép các loại nguyên liệu quá cứng, kích thước quá lớn như củ cải, cà rốt, có thể gây tắc nghẽn và làm hư hỏng động cơ, trục vít. Bạn nên cắt nhỏ hoặc sơ chế chín qua trước khi tiến hành ép các loại nguyên liệu này.
Không ép quá lâu liên tục trong khoảng thời gian dài sẽ làm động cơ nóng lên và lâu dài sẽ ảnh hưởng tuổi thọ của máy. Khi ép xong, nên cho máy nghỉ khoảng 10 phút trước khi tiếp tục sử dụng.
Cần kiểm tra, bảo dưỡng định kỳ các bộ phận để máy hoạt động ổn định. Nếu có bất kể sự cố nào cần sửa chữ, thay thế ngay để đảm bảo an toàn.
Vệ sinh ngay sau khi sử máy xong để tránh vết bẩn đóng bám cặn lại.

Máy ép chậm là thiết bị nhà bếp hiện đại giúp bạn tận hưởng những ly nước ép sánh mịn, tươi ngon mỗi ngày ngay tại nhà. Bạn cần làm theo các hướng dẫn nêu trên để có thể sử dụng máy một cách hiệu quả, đảm bảo an toàn và kéo dài tuổi thọ của thiết bị.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *